Cách sử dụng máy lạnh tiết kiệm điện

Khí hậu môi trường ngày càng nóng lên. Nhu cầu sử dụng máy lạnh tăng lên nhưng vấn đề về chi phí tiền điện khi sử dụng khiến nhiều người tiêu dùng lo lắng. Làm thế nào để chúng ta biết được mình đang sử dụng hiệu quả hay không lãng phí tiền điện. Dưới đây là một số các vấn đề thường gặp khi sử dụng máy lạnh:

1. Tổng quan về máy :
Máy lạnh (hay còn gọi là máy điều hòa không khí) gồm 2 khối chính: dàn nóng và dàn lạnh được nối với nhau bởi ống dẫn gas lạnh.
Dàn nóng: gồm 2 bộ phận chính là quạt giải nhiệt và máy nén. Dàn nóng được đặt bên ngoài (tại các vị trí thoáng mát) để tải nhiệt từ bên trong phòng qua dàn lạnh đến dàn nóng đi ra ngoài. Dàn nóng chiếm 90% tổng lượng điện tiêu thụ của máy.
Dàn lạnh: gồm 2 bộ phận chính là board điều khiển chính nhận tín hiệu từ Remote và quạt tải nhiệt. Dàn lạnh được đặt trong phòng có nhiệm vụ thu nhiệt lượng từ bên trong phòng truyền ra ngoài qua môi chất lạnh đồng thời làm giảm nhiệt độ phòng xuống. Dàn lạnh chiếm khoảng 10% tổng điện năng tiêu thụ của máy.

dieu-chinh-nhiet-do-may-lanh-bao-nhieu-la-hop-ly
2. Tầm quan trọng của việc chọn máy lạnh:
Từ khâu chọn máy người tiêu dùng thường không kiểm tra được thực tế một số thông số kỹ thuật của sản phẩm. Dưới đây là bảng tính chi tiết công suất gần đúng để người tiêu dùng có thể tham khảo:
Công suất : P = UICosΦ
P: công suất (KW/h)
U: nguồn điện: 220 (V)
I: Cường độ dòng điện (A)
CosΦ: độ lệch pha giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế. (thường dao động trong khoàng 0,7 – 0,8 ).
vd:
P =UICosΦ = 220V x 4A x 0,7 = 0,616 KW/h ( sản phẩm của các thương hiệu uy tín trên thị trường đạt chỉ tiêu về các thông số kỹ thuật)
P =UICosΦ = 220V x 5A x 0,7 = 0,77 KW/h (sản phẩm trôi nổi, không đảm bảo chất lượng)
Theo công thức trên ta thấy hiệu điện U = 220 V không đổi là dòng điện chúng ta sử dụng hằng ngày. Như vậy, khi máy hoạt động thực tế tiêu hao điện năng nhiều tức là cường độ dòng điện hoạt động thực tế cao hơn cường độ chuẩn mà nhà sản xuất đưa ra. Vì vậy công suất thực tế cũng cao hơn công suất chuẩn.
P thiết kế < P thực tế: là không tốt.
P thiết kế >= P thưc tế: là tốt nhất, ít tiêu hao điện năng.
Ví dụ: ta có 2 máy lạnh cùng công suất: 1HP, hoạt động như nhau cùng thời điểm và không gian trong 1 giờ. Ta có bảng so sánh sau:
Sản phẩm đạt chuẩn 1 HP của các nhà sản xuất danh tiếng
Sản phẩm không đạt chuẩn 1 HP của các nhà sản xuất trôi nổi
Hiệu điện thế
220 V
U = 220V
Cường độ chuẩn
I = 4.0 A
I = 4.0 A
Cos Φ chuẩn
Cos Φ = 0.7
Cos Φ = 0.7
Cường độ sử dụng thực tế
I = 4.0 A
I = 5.0 A
P thực tế
P = 0.616 KW/h
P = 0.770 KW/h
P đạt chuẩn ( 0.616 KW/h) < P không đạt chuẩn ( 0.77 KW/h) => sản phẩm đạt chuẩn ít tiêu hao điện năng hơn máy đạt chuẩn 0.154 KW/h.=> Vậy những sản phẩm không đảm bảo kỹ thuật sẽ làm tiêu hao nhiều điện hơn.
Do vậy, khi chọn mua máy lạnh ta nên tìm hiểu kỹ về các thông số kỹ thuật trên máy và thông số kỹ thuật hoạt động thực tế khi máy vận hành, những sản phẩm có tên tuổi trên thị trường đã đăng ký thương hiệu rõ ràng hoặc nhờ sự tư vấn qua các nhà cung cấp có uy tín để có thể chọn mua đúng sản phẩm tốt nhất.
Hoặc người tiêu dùng cũng có thể sử dụng những sản phẩm mới với công nghệ biến tần INVERTER (Tiết kiệm điện) vì dòng sản phẩm có cường độ dòng điện thực tế thấp hơn đến 50% cường độ dòng điện thực tế của những dòng sản phẩm khác. Vì thế tiết kiệm được điện năng tiêu thụ.
3. Thiết kế xây dựng phòng không đúng kỹ thuật dẫn đến tiêu hao điện năng nhiều:
Sử dụng quá nhiều kính xung quanh.
Phòng có nhiều cửa, hay khe hở.
Ánh nắng mặt trời chiếu trực diện vào phòng.
Sử dụng quạt hút phòng quá lớn.
Trần cách nhiệt kém…
Dẫn đến nhiệt bên ngoài xâm nhập vào phòng nhiều hơn phòng thết kế đúng chuẩn.
Ví dụ: cả hai phòng đều sử dụng cùng một loại máy lạnh có công suất là 1 HP, số lượng trong mỗi phòng là 3 người và tổng nhiệt lượng tỏa ra của hai phòng là như nhau.
– Phòng có cách nhiệt tốt
– Phòng không có cách nhiệt tốt
Tổng nhiệt lượng mà máy lấy đi khỏi phòng vào trong 1 giờ
9000 BTU /h
9000 BTU /h
Nhiệt lượng 3 người tỏa ra trong phòng
3000 BTU /h
3000 BTU /h
Nhiệt lượng bên ngoài xâm nhập vào trong phòng
2000 BTU /h
5000 BTU /h
Lượng nhiệt trong phòng mà máy lấy đi
4000 BTU /h
1000 BTU /h
Ta thấy đối với phòng cách nhiệt tốt lượng nhiệt của máy lấy đi trong phòng là 4000 BTU/h tức là nhiệt trong phòng mất đi nhiều hơn và nhiệt độ giảm nhanh hơn phòng không có cách nhiệt tốt làm cho máy hoạt động nhiều hơn dẫn đến tiêu hao nhiều điện hơn.
4. Cách điều chỉnh nhiệt độ:
Chỉnh Remote ỏ chế độ 16 – 170C thường xuyên dẫn đến máy nén hoạt động thường xuyên không ngắt tiêu tốn nhiều điện năng hơn. Cách tốt nhất là cho máy chạy ở nhiệt độ này khoảng 15 – 20 phút rồi chuyển chế độ nhiệt độ 25 – 27O C là thích hợp nhất…

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Call Now Button